Giá kệ sắt để hàng – Kệ chứa hàng – Kệ kho hàng chuyên dụng

Cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng

Một số cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng tại nhà kho, bến bãi bạn nên tham khảo để giúp việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa được dễ dàng và đơn giản

Cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng

Lối đi giữa các kệ kho hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc bốc dỡ, xuất nhập hàng hóa trong kho, đặc biệt là nhà kho của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối có diện tích rộng, số lượng hàng hóa lớn. Vì vậy, khi thi công lắp đặt hệ thống giá kệ trong kho bạn cần phải chú ý đến cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng để tiết kiệm thời gian bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa ra vào trong nhà kho.

Hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu hay các công ty, cơ sở phân phối, giao hàng đều phải có nhà kho quản lý, bảo quản hàng hóa. Để hàng hóa, sản phẩm trong kho được bảo quả đúng cách và khoa học chắc chắn chủ kho không thể không sử dụng đến các loại giá kệ trung tải dành cho nhà kho. Tuy nhiên, khi lắp đặt hệ thống kệ kho nếu không biết cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho để hàng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa trong mỗi lần xuất – nhập. Dưới đây là một số cách thiết kệ lối đi giữa các kệ kho được nhiều doanh nghiệp áp dụng bạn có thể tham khảo.

Dựa trên hàng hóa

Trước khi lựa chọn hệ thống giá kệ chứa hàng cho nhà kho, bạn phải xác định được khối lượng, kích thước của hàng hóa cần bảo quản để lựa chọn kệ sao cho phù hợp. Như bạn đã biết, giá kệ kho để hàng luôn chiếm nhiều diện tích hơn so với các loại kệ siêu thị trong cửa hàng bán lẻ tự chọn nên việc xác định kỹ lưỡng về đặc thù của sản phẩm sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư giá kệ, tiết kiệm tối đa diện tích không gian nhà kho. Đồng thời giúp bạn đưa ra được nhiều ý tưởng mới trong cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng.

Thiết kế lối đi dựa trên hàng hóa

Bên cạnh đó, để thiết kế được lối đi giữa các kệ kho hàng đảm bảo đúng tiêu chuẩn Châu Âu, bạn cũng phải nắm được tất cả hàng hóa, sản phẩm đang có và sẽ có trong tương lai của đơn vị mình. Nếu bạn là đơn vị sản xuất thì chắc chắn trong kho sẽ phải có tối thiểu hai mặt hàng chính là nguyên liệu đầu vào và thành phẩm xuất kho. Còn đơn vị bạn là doanh nghiệp phân phối, giao hàng hay chuyển phát thì hàng hoá thường đa dạng có cả hàng dễ vỡ, cồng kềnh nên lối đi giữa các kệ kho hàng phải đảm bảo đủ rộng cho mặt hàng có kích thước lớn nhất, cồng kềnh nhất.

Dựa trên mặt bằng

Thực tế, cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng không chỉ dựa trên đặc tính của sản phẩm, hàng hóa mà còn phải thiết kế dựa trên mặt bằng nhà kho để phân chia khu vực nhằm đảm bảo phù hợp nhất với ngành nghề sản xuất, kinh doanh cũng như tính di động của hàng hóa trong kho. Một số khu vực quan trọng, cần có trong nhà kho bạn cần lưu ý như : khu vực giao nhận hàng hóa, khu vực quản lý điều hành kho, khu vực chứa Pallet…

Ngoài ra, để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào trong kho cần phải có xe nâng, xe đẩy hàng nên bạn cũng phải để một khu vực dành riêng cho hai loại xe đó và tất nhiên lối đi trong khu vực này phải rộng rãi để xe có thể đi lại dễ dàng. Cuối cùng và quan trọng nhất là khu vực chứa hàng hóa. Trước đây do điều kiện kinh tế chưa phát triển nên khu vực chứa hàng có thể có hoặc không có kệ kho nhưng hiện nay hầu hết nhà kho nào cũng sử dụng giá kệ đa năng để bảo quản hàng hóa. Vì vậy, khi thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng cũng như lối đi giữa các khu vực phải đảm bảo thông nối với nhau để việc di chuyển trong kho được thuận tiện.

Dựa trên tính phổ biến

Trong một nhà kho tối thiểu phải có từ 1 đến 2 lối đi chính và nhiều lối đi phụ tùy vào diện tích nhà kho và hệ thống kệ để hàng trong kho. Hiện nay, có rất nhiều cách thiết kế lối đi giữa các kệ kho hàng đang được doanh nghiệp, chủ kho áp dụng như: lối đi hình chữ V, lối đi thẳng, lối đi vuông góc… Trong đó, lối đi hình chữ V được áp dụng nhiều nhất bởi nó cho phép bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng đồng thời giúp chủ kho kiểm tra, quản lý hàng trên hệ thống kệ hiệu quả hơn.

Với lối đi thẳng bạn phải sắp xếp các giá kệ kho hàng theo từng hàng dọc song song với nhau nhưng tất cả vẫn phải hướng về lối chữ V ở giữa. Còn lối đi chéo, bạn nên lắp kệ chéo nhau với các góc 45 độ hoặc 90 độ tạo thành một lối đi chính giữa. Cách thiết kế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc bốc xếp hàng hóa lên xuống giá kệ trong các gian hàng. Hơn nữa, việc di chuyển lấy hàng của xe nâng cũng trở nên đơn giản hơn nhờ hệ thống kệ hàng nằm gần nhau.