Nhắc đến công nghệ là nhắc đến một trong những thành tựu to lớn của loài người. Trải qua hàng trăm năm phát triển cùng hàng chục cuộc cách mạng khác nhau, công nghệ đã và đang tham gia vào nhiều hoạt động chủ đạo của con người từ kinh tế cho đến kiểm soát chất lượng sống. Việc áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ cũng là điều tất yếu dễ hiểu, nó giúp các nhà đầu tư giải quyết triệt để mọi vấn đề từ quản lý, nguồn cung, hàng hóa… đến họp trực tuyến, nhân sự, đào tạo… một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng việc áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ triệt để được xem là một trong những thách thức lớn của các nhà quản lý kinh doanh bán lẻ. Trong mỗi giải pháp đưa ra đều tồn tại hàng loạt vấn đề cần được mổ xẻ trước khi ứng dụng trực tiếp vào mô hình kinh doanh của mỗi nhà đầu tư. Trong số đó, nhân sự cũng chính là vấn đề khó khăn nhất mà mỗi nhà đầu tư cần phải đối mặt khi có một lượng nhân viên lớn ở nhiều tỉnh thành, nhiều địa điểm… kinh doanh khác nhau.
Trong bài viết này dưới cái nhìn cá nhân, Nhật Minh xin chỉ ra năm giá trị to lớn nhất khi áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ:
1. Quản lý theo thời gian thực
Bạn sở hữu 10 cửa hàng bán lẻ tại 10 địa điểm kinh doanh khác nhau, bạn muốn biết ngay tại thời điểm này tình hình kinh doanh, lượng khách của 10 cửa hàng đó ra sao? Áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp bạn trả lời ngay lập tức chỉ với vài thao tác đơn giản thông qua smartphone (điện thoại di động), tablet (máy tính bảng) hay laptop (máy tính xách tay)…
Cái Nhật Minh nhắc ở trên chính là việc quản lý theo thời gian thực mà công nghệ mang lại cho các nhà đầu tư. Thay vì dành thời gian đi đến từng địa điểm kinh doanh để xem xét tình hình thì giờ đây chỉ với một đường truyền internet (tối thiểu 3g) là nhà đầu tư đã có thể quản lý mọi hoạt động của cửa hàng 24/24 cho dù đang ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào mong muốn.
2. Quản lý đội ngũ bán hàng
Sở hữu nhiều cửa hàng đồng nghĩa với việc quản lý đội ngũ bán hàng tại nhiều địa điểm khác nhau khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Lúc này nhà đầu tư cần một công nghệ hiện đại mạnh mẽ hỗ trợ cho mục đích quản lý đội ngũ bán hàng. Dựa vào công nghệ các nhà đầu tư ngành bán lẻ biết chính xác được hiệu xuất bán hàng của từng cá nhân, tiến độ triển khai bán hàng hoặc truyền thông của từng đội dù đó là những hoạt động nhỏ nhất. Từ đó, việc đánh giá một cá nhân bán hàng hay đội ngũ bán hàng chính xác và khách quan nhất. Khen thưởng kích lệ tinh thần làm việc nhiệt huyết đúng đối tượng tạo bình đẳng trong môi trường làm việc.
3. Quản lý tình trạng sản phẩm
Quản lý tình trạng sản phẩm là một trong những khâu hết sức cần thiết và ảnh hưởng đến doanh thu, sự tồn tại của mô hình kinh doanh. Áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ sẽ giúp việc quản lý sản phẩm đơn giản hơn bao giờ hết. Số lượng sản phẩm hiện tại còn lại trên các giá kệ siêu thị, số lượng hàng hóa trên các giá kệ đa năng trong kho trung tâm, thông tin chi tiết của sản phẩm… đều được thể hiện rõ nét thông qua chương trình quản lý theo thời gian thực.
Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể truy cập các thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mại, chính sách bán hàng, chính sách bảo hành… mới nhất của từng sản phẩm thông qua điện thoại hoặc máy tính. Từ đó vấn đề kinh doanh cũng đơn giản hóa đi phần nhiều, nhiều khoản chi phí cho việc truyền thông tin cũng được tiết kiệm nhiều giúp chi phí hoạt động giảm đi phần đáng kể.
4. Chăm sóc khách hàng
Trong ngành bán lẻ có một câu nói vui mọi người thường truyền tại nhau “có khách hàng là có tất cả, không khách hàng là không có gì”. Câu nói tuy vui nhưng rất chính xác, khách hàng là hạt nhân chính quyết định đến doanh thu và cũng là hạt nhân quyết định đến sự sống còn của cửa hàng trong thời nay. Công việc chăm sóc khách hàng, quản lý khách hàng cần được ưu tiên, nhưng với một lượng khách hàng rất lớn đến hàng triệu người thì phải quản lý thế nào?.
Câu trả lời rất đơn giản một khi nhà đầu tư đã áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ của mình. Một hệ thống quản lý chuyên nghiệp được tích hợp nhiều chức năng trong đó có chức năng chăm sóc và quản lý khách hàng. Thông qua chức năng này nhà quản lý biết được tần xuất mua sắm, trung bình đơn hàng, số lượng sản phẩm… của từng khách hàng. Dựa vào các số liệu này có thể đưa ra các chương trình khuyến mại để tăng độ thân thiết hoặc chăm sóc khách hàng bằng dịch vụ điện tử đến từ một đơn vị khác.
5. Các số liệu thống kê
Hiệu quả của một mô hình kinh doanh bán lẻ được đo đếm thông qua các số liệu thống kế. Công nghệ giúp nhà quản lý nắm được các số liệu thống kế chính xác ngay lập tức. Các số liệu liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí hoạt động, chi phí hàng hóa, chi phí lượng hoặc khen thưởng… đều thể hiện một cách rõ nét theo thời gian thực. Các số liệu thông kế con được xem là một chỉ báo tích cực giúp nhà đầu tư quản lý, đưa ra các chính sách bán hàng ưu việt chỉ trong một thời gian ngắn.
Áp dụng công nghệ trong ngành bán lẻ là rất cần thiết và nên được xem xét áp dụng một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ mà mất đi sự nhạy bén có sẵn của mình. Hãy biết kết hợp hài hòa giữ công nghệ và trí tuệ cộng tài ba quản trị để đưa doanh nghiệp mình lớn mạnh trong thời kỳ đất nước đang hội nhập sâu rộng.