Giá kệ sắt để hàng – Kệ chứa hàng – Kệ kho hàng chuyên dụng

5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa

5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa

Bên cạnh nhiều đại lý kinh doanh rất thành công thì không ít người đã phải đóng cửa vì họ chưa thực sự nắm được những điều quan trọng tối thiểu cần phải làm trước khi đi đến quyết định mở cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh hàng tạp hóa?, hãy tham khảo 5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa.

Trong xu hướng phát triển của xã hội, vấn đề mở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini đã trở đã nên khá phổ biến từ nông thôn đến thành thị để đáp ứng nhu cầu mua sắm tập trung của con người. Đây là loại hình kinh doanh không cần phải đầu tư nhiều vốn nhưng đòi hỏi các nhà kinh doanh bán hàng tạp hóa ngoài kinh nghiệm quản lý còn phải biết cách khảo sát trước khi một cửa hàng tạp hóa chính thức đi vào hoạt động.

Cửa hàng tạp hóa

Dưới đây là 5 lưu ý cơ bản nhất để bắt đầu mở một cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini. Nắm vững được 5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa này bạn sẽ là nhà kinh doanh thành công ngay trong bước đầu khởi nghiệp của mình.

1. Chọn Địa Điểm

Lựa chọn địa điểm hay mặt bằng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của cửa hàng. Địa điểm được chọn để bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa là những nơi có nhiều người dân tập trung sinh sống, số lượng người qua lại đông đúc.

Bạn nên nhớ không được chọn địa điểm trong chợ để mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa vì chợ là nơi tập trung đông người nhưng không thường xuyên và dễ bị khuất tầm nhìn. Mặt khác, do đặc thù của loại hình kinh doanh bán hàng tạp hóa cần phải đa dạng các mặt hàng nên diện tích cửa hàng không được quá hẹp để khi trưng bày nhiều mặt hàng trên những chiếc kệ đa năng vẫn đảm bảo một không gian thông thoáng.

2. Chọn Nguồn Hàng

Như chúng ta đã biết, chọn hàng là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá nên tìm được nguồn hàng chất lượng và giá rẻ cũng là yếu tố quan trọng không kém gì yếu tố lựa chọn địa điểm. Trước đây, hầu hết các mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa được cung cấp bởi một vài trung tâm đầu mối chợ nổi tiếng nhưng vài năm trở lại đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều siêu thị lớn nhỏ được mọc lên để cân đối cung và cầu của thị trường tiêu dùng.

Nhờ vậy, việc tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể liên hệ với các siêu thị bán buôn gần khu vực mình nhất để thực hiện nhập hàng hoặc chọn nhà cung cấp có một chiết khấu cao nhất.

Có một cách rất phổ biến được đại đa số người áp dụng là làm đại lý phân phối cho các hãng nổi tiếng như hãng Vianamilk gồm: sữa tươi thanh trùng, sữa chua, sữa đặc…; Unilever gồm: dầu gội, sữa tắm, bột giặt, kem đánh răng…

3. Tìm Hiểu Thị Trường

Trước khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa cần dành một chút thời gian để tìm hiểu thị trường mua sắm hay nói dễ hiểu hơn là đi khảo sát cuộc sống và nhu cầu của người dân trong khu vực mình kinh doanh. Khi tìm hiểu bạn phải xác định được mật độ dân cư sinh sống, đối tượng là trung lưu hay thượng lưu, mức thu nhập bình quân của họ cao hay thấp và thị hiếu của người tiêu dùng ra sao để từ đó lên danh sách các mặt hàng cho phù hợp.

Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa bạn cũng cần tham khảo một số cửa hàng khác trong khu vực xem mặt hàng nào của họ bán chạy nhất, giá cả các mặt hàng khi bán sỉ và bán lẻ là bao nhiêu… để tránh được những rủi ro ban đầu. Đặc biệt, khách hàng là thượng đế nên bạn cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ cách phục vụ của các đại lý khác để có thái độ phục vụ khách hàng của mình tốt nhất.

4. Đa Dạng Hóa

Sau khi nắm bắt được mật độ dân cư sinh sống, tình hình thu nhập cũng như thị hiếu của người tiêu dùng bạn có thể tự lập một danh sách các mặt hàng cần thiết như: gạo, mắm, muối, mì chính, đường, nước ngọt, dầu ăn, bột giặt… Nếu bạn bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini có diện tích mặt bằng lớn thì đừng quên nhập thêm các mặt hàng cao cấp hơn như: bánh kẹo từ những thương hiệu uy tín, sữa bột, thức ăn đóng hộp và một số đồ gia dụng khác…

Nhiều hộ gia đình khi mức thu nhập tăng lên thì nhu cầu sử dụng cũng thay đổi, họ không còn chú trọng đến khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” mà chuyển sang ưa chuộng một số mặt hàng nhập khẩu từ các nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Italia,…. Vì vậy, không thể bỏ qua việc bổ sung một số sản phẩm nhập khẩu cao cấp vào danh sách các mặt hàng của bạn. Với mạng Internet bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu thông qua một số trung gian cung cấp hoặc liên hệ trực tuyến trên các website và tránh nhập quá nhiều hàng dẫn đến tồn đọng hàng hóa.

5. Trưng Bày Khoa Học

Để thuận tiện cho việc quản lý hàng hóa cũng như giúp khách hàng không bị rối mắt khi lựa chọn sản phẩm bạn nên sử dụng một số loại giá kệ siêu thị để phân loại hàng hóa cho hợp lý và khoa học. Việc trang bị thêm những chiếc kệ trưng bày hàng hóa phù hợp sẽ làm tăng độ thẩm mỹ của cửa hàng từ đó giúp giữ được chân khách hàng hiện tại và tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Hơn nữa, sử dụng các sản phẩm kệ còn giúp tiết kiệm được rất nhiều không gian trưng bày hàng hóa. Các loại kệ trên thị trường đều được thiết kế với mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng rất đa dạng nên bạn phải nghiên cứu kỹ không gian cửa hàng của mình để lựa chọn những chiếc kệ phù hợp nhất. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm nội thất bên ngoài cửa hàng như đặt các tấm biển hiệu, đèn LED quảng cáo giúp tổng thể cửa hàng nổi bật hơn trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ cần nắm chắc được 5 lưu ý khi bắt đầu mở cửa hàng tạp hóa do Nhật Minh vừa chia sẻ ở trên bạn sẽ có một cửa hàng tạp hóa như ý muốn và tồn tại mãi mãi về sau.