Khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” luôn được chú trọng nhưng thực tế hàng thuần Việt trên các giá kệ đa năng tại các siêu thị đang dần bị thu hẹp và nhường chỗ cho hàng ngoại nhập. Mặt khác, nhiều mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam thuộc các tập đoàn 100% vốn nước ngoài như: Unilever, Samsung, Sony, Ajinomoto, Vedan… đang chiếm lĩnh một thị phần rất lớn. Điều này đang dự báo rằng cuộc chiến giữa hàng Việt và ngoại đang trở nên gay gắt, khốc liệt hơn trong thời gian tới.
Cuộc chiến giữa hàng Việt và hàng ngoại.
Qua tìm hiểu tại siêu thị Lotte Mart Biên Hòa thuộc hệ thống siêu thị Lotte Mart của một doanh nghiệp 100% vốn FDI cho thấy, hàng thuần việt tại đây rất ít, chủ yếu là mặt hàng thực phẩm như: rau, thịt, cá, gạo, dầu ăn và đường. Trao đổi về vấn đề Việt và hàng ngoại, ông Phạm Hữu Trí, Giám đốc siêu thị Lotte Mart Biên Hòa cho biết: Phần lớn các mặt hàng tiêu dùng đang được bày bán trên các giá kệ siêu thị đều có từ “Made in Viet Nam” nhưng không hoàn toàn do Việt Nam sản xuất mà do vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta nên chúng không được coi là hàng thuần Việt 100%.
Bên cạnh đó, các trung tâm mua sắm, các siêu thị lớn nhỏ cũng như các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc đều cho rằng họ vẫn dành vị trí ưu tiên cho hàng Việt nhưng chỉ đối với các mặt hàng được sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá cạnh tranh nhất có thể. Phần lớn hàng hóa do hợp tác xã sản xuất thường yếu thế về khâu an toàn vệ sinh thực phẩm nên không thể đánh bật được các mặt hàng do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến giữa hàng Việt và hàng ngoại trên thị trường bán lẻ của Việt Nam
Đứng trước cuộc chiến giữa hàng Việt và hàng ngoại hiện nay, siêu thị Co.op Mart Biên Hòa luôn ưu tiên hàng thuần Việt. Vì vậy, doanh nghiệp hay hợp tác xã sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng được khâu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như cạnh tranh về giá đều được siêu thị ký hợp đồng mua hàng lâu dài. Theo bà Hoàng Thị Tố Uyên, Phó giám đốc siêu thị Co.op Mart Biên Hòa, hiện trạng thực phẩm bẩn tại Việt Nam đang là vấn đề nóng bỏng, được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay nên mặt hàng thuần Việt sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi thâm nhập vị trí trên các giá kệ hàng.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, Việt Nam đang khắc phục để đưa hàng thuần Việt đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện thuế các mặt hàng xuất nhập khẩu liên tục giảm theo lộ trình và dự báo hàng ngoại tiếp tục tràn vào nước ta ngày một nhiều. Vì thế, cuộc chiến giữa hàng Việt và hàng ngoại vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, có thể sẽ còn khốc liệt hơn bởi các nhà đầu tư như Thái Lan, Hàn Quốc đang có nhu cầu mua lại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam.